Chiến dịch “biến Billboard thành túi xách giới hạn” để quảng bá chương trình Netflix “I Am Georgina” là một ví dụ điển hình về sự sáng tạo, đổi mới và tư duy chiến lược trong thế giới tiếp thị.
Bằng cách tận dụng sức mạnh của quảng cáo ngoài trời (OOH), Influencer Marketing và hiệu ứng khan hiếm, Netflix đã tạo ra một chiến dịch OOH kết hợp Social media thành công vang dội, không chỉ giúp tăng độ nhận diện cho chương trình mà còn khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp giải trí.
Cùng Unique OOH phân tích và học hỏi từ chiến dịch “Georgina’s Billboard Collection” nhé!
1. Chiến dịch “Georgina’s Billboard Collection”
1.1. Bối cảnh chiến dịch
“I Am Georgina” là một show truyền hình thực tế trên Netflix, đưa khán giả vào thế giới lộng lẫy và hào nhoáng của Georgina Rodriguez – người mẫu, Influencer và bà xã của Cristiano Ronaldo. Cuộc sống xa hoa của cô, đặc biệt là bộ sưu tập túi xách đẳng cấp đã khiến bao người ngưỡng mộ.
Show truyền hình thực tế “I Am Georgina” đưa khán giả vào thế giới lộng lẫy và hào nhoáng của Georgina Rodriguez với điểm nhấn là bộ sưu tập túi xách hàng hiệu
1.2. Ý tưởng & Thực thi
Để khởi động cho Mùa 2 của chương trình này, một chiến dịch quảng bá chưa từng có tiền lệ đã được thực hiện: một tấm Billboard quảng cáo với diện tích 850 mét vuông được dựng lên tại Madrid (Tây Ban Nha).
Billboard quảng cáo khổng lồ, rộng đến 850 mét vuông tại Madrid để quảng bá cho chương trình
Tấm Billboard vô cùng nổi bật về đêm với hệ thống chiếu sáng chuyên nghiệp
Nhưng chưa dừng lại ở đó! Tấm Billboard khổng lồ sau đó đã được “biến hình” thành 200 chiếc túi xách thiết kế phiên bản giới hạn.
Billboard quảng cáo được hô biến thành túi xách dưới bàn tay tài tình của nhà thiết kế nổi tiếng
Billboard quảng cáo được hô biến thành túi xách với bàn tay tài tình của nhà thiết kế nổi tiếng
Mỗi chiếc túi đều là một “độc bản” có 1-0-2 vì là một phần của Billboard, được tặng cho các Fan may mắn. Điều kiện duy nhất để nhận túi là đăng ảnh check-in với Billboard lên mạng xã hội kèm hashtag #IWantMyBagGeorgina (hashtag gốc #DameUnBolsoGeorgina).
Chiến thuật thông minh này tạo cảm giác “độc quyền” và hiệu ứng khan hiếm, thúc đẩy người hâm mộ tích cực tương tác với chương trình trên mạng xã hội.
Chiếc Billboard trở thành điểm Check-in “hot” và nhanh chóng “viral” trên mạng xã hội
“Chân dung” những chiếc túi xách làm từ Billboard được Fan hâm mộ “săn lùng”
>> Khám phá thêm: “Reusable Billboard” – 1.000 chiếc túi được tái chế từ biển quảng cáo khổng lồ
1.3. Kết quả chiến dịch
Nhờ hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ từ chiến dịch OOH độc nhất vô nhị này, chương trình “I Am Georgina” nhanh chóng leo lên vị trí show truyền hình Netflix Top 1 tại Tây Ban Nha và duy trì trong Top 10 toàn cầu suốt 4 tuần liền.
Về mặt truyền thông, chiến dịch đã thu hút được hơn 416 triệu lượt hiển thị (Impression), 434 triệu lượt tiếp cận (Reach), thu về 13,6 triệu € (Earned Media).
Tổng quan về chiến dịch độc nhất vô nhị “Georgina’s Billboard Collection”
Video toàn cảnh chiến dịch “Georgina’s Billboard Collection”
>> Xem thêm: Netflix & những chiến dịch quảng cáo ngoài trời (OOH) quảng bá phim cực đỉnh
2. Giải mã cách Netflix biến chiến dịch OOH thành “cú nổ” trên mạng xã hội
2.1. Sức mạnh của Tiếp thị Phi truyền thống (Unconventional Marketing)
Georgina Rodriguez và Agency quảng cáo DAVID Madrid đã thể hiện tư duy đột phá khi áp dụng chiến lược “túi xách Billboard” đầy sáng tạo. Bằng cách biến Billboard – hình thức quảng cáo quen thuộc – thành những chiếc túi xách “sang chảnh” và giới hạn số lượng, Rodriguez đã thành công trong việc thu hút sự chú ý và khơi gợi sự tò mò của khán giả mục tiêu.
Phương pháp tiếp cận độc đáo này giúp cô nổi bật giữa không gian truyền thông chật chội, tạo dấu ấn mạnh mẽ và nâng cao nhận thức thương hiệu một cách hiệu quả.
Mỗi chiếc túi thiết kế là một phần của tấm Billboard
>> Xem thêm: “Recycling Billboard” của Love Beauty & Planet từ tấm bạt lọc khí thải ô nhiễm đến những chiếc túi tái chế
2.2. Tối đa hóa độ phủ thương hiệu (Brand Exposure) với Influencer Marketing
Chiến lược tiếp thị “túi xách Billboard” đã tinh tế khắc tên chương trình “I Am Georgina” lên 200 chiếc túi xách thiết kế cao cấp. Những chiếc túi đặc biệt này sau đó được các Influencer hạng A trong “network” (mạng lưới mối quan hệ) của Rodriguez mang theo tại những sự kiện công chúng.
Cách tiếp cận sáng tạo này giúp thương hiệu gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý và “khao khát” sở hữu của các khán giả.
Mỗi chiếc túi xách đều được tinh tế khắc tên chương trình
Chiếc túi xuất hiện trên truyền hình, các sự kiện sang chảnh,… cùng với sao hạng A
2.3. “Hiệu ứng khan hiếm” kết hợp với Minigame trên mạng xã hội
Netflix đã khéo léo áp dụng “hiệu ứng khan hiếm” bằng cách nhấn mạnh sự “độc quyền” của những chiếc túi xách “độc nhất vô nhị” với số lượng giới hạn là 200 chiếc. Để có cơ hội sở hữu một trong số đó, Fan chỉ cần đăng ảnh check-in với bảng quảng cáo cùng hashtag #IWantMyBagGeorgina.
Cơn sốt check-in lan tỏa nhanh chóng, tạo ra hiệu ứng “FOMO” (sợ bỏ lỡ điều gì đó) mạnh mẽ, khiến nhiều người tò mò và muốn khám phá xem điều gì đặc biệt ở chương trình của Georgina.
Chiến lược này không chỉ tạo sự khan hiếm hấp dẫn mà còn khuyến khích lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, nhanh chóng gia tăng sức hút cho chiến dịch.
Những chiếc “túi xách Billboard” được bán lại với giá khủng nhờ sức hút của chúng
3. Tạm kết: Social Sharing không chỉ bắt nguồn từ Social Media
Những bài chia sẻ trên mạng xã hội (Social sharing) không chỉ bắt đầu khi ai đó mở ứng dụng mạng xã hội ra. Trên thực tế, Social sharing bắt nguồn từ những trải nghiệm thực tế có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân. Khi một điều gì đó truyền cảm hứng hoặc khiến người ta cảm thấy được thấu hiểu, họ sẽ có xu hướng chia sẻ nó nhiều hơn.
Quảng cáo ngoài trời có sức mạnh đặc biệt trong việc tạo ra tác động ngay lập tức. Một maquette quảng cáo OOH ấn tượng có thể khiến người xem ngay lập tức rút điện thoại ra, chụp ảnh và chia sẻ với những người theo dõi của họ. Thực tế, 91% Gen Z và 82% Millennials sẵn sàng chia sẻ quảng cáo ngoài trời thú vị trên mạng xã hội, và hơn một nửa người dùng đã từng thấy quảng cáo OOH được chia sẻ lại.
Social sharing không bắt nguồn từ Social media, mà bắt nguồn từ những trải nghiệm ngoài đời thực có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân
Nội dung do người dùng tạo ra (User-generated Content) giúp lan tỏa thông điệp thương hiệu một cách tự nhiên, mở rộng phạm vi tiếp cận vượt xa khỏi vị trí của bảng quảng cáo ngoài trời, chuyển đổi từ Paid media (Truyền thông trả phí) thành Earned media (Truyền thông lan truyền).
Trung Ánh