Chiến dịch “Real Beauty”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữ

Vào năm 2004, Dove (thương hiệu thuộc tập đoàn Unilever) cho ra mắt chiến dịch đình đám mang tên “Real Beauty” (Vẻ đẹp đích thực) nhằm nâng cao sự tự tin và tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên cho phụ nữ toàn cầu. Tuy nhiên sau hai thập kỷ, GreenPeace cáo buộc Dove đi ngược lại thông điệp của họ, gây ô nhiễm nhựa, làm tổn hại chính những phụ nữ mà thương hiệu này từng tôn vinh và lên tiếng bảo vệ. 

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữ“Real Beauty” rốt cuộc là tôn vinh hay làm tổn thương người phụ nữ?

Vậy tại sao “Real Beauty” từng là một chiến dịch vô cùng đình đám lại bị cáo buộc tiếng xấu như vậy, có điều gì uẩn khúc sau chiến dịch đình đám này ư, hãy cùng Unique OOH tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Chiến dịch “Real Beauty”: Ý nghĩa và Tác động

Ban đầu, chiến dịch “Real Beauty” của Dove tập trung vào việc thay đổi quan niệm về vẻ đẹp của phụ nữ, khuyến khích họ tự hào về bản thân. “Real Beauty” mời rất nhiều phụ nữ từ nhiều sắc tộc, màu da, tôn giáo cho tới vùng miền, hình dáng cơ thể và độ tuổi khác nhau tới ghi hình những khoảnh khắc vui vẻ, thoải mái cùng sản phẩm của Dove.

Chiến dịch OOH "Real Beauty" của Dove“Real Beauty” với 20 năm miệt mài tôn vinh vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ

>> Xem thêm: 5 chiến dịch OOH truyền cảm hứng cho các cô gái tự tin về ngoại hình

Những người tham gia ghi hình vào năm 2004 đã thể hiện được niềm vui và qua dự án đó họ đã thật sự biết ơn, biết yêu và biết lắng nghe cơ thể mình. Chiến dịch này đã tạo tiếng vang lớn, được các tổ chức và truyền thông ủng hộ, vì giúp phá bỏ các chuẩn mực sắc đẹp không thực tế.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữ“Real Beauty” tôn vinh những người phụ nữ với dáng vóc, màu da, độ tuổi khác nhau 

Dove đã tạo ra nhiều quảng cáo và nội dung truyền thông đa phương tiện, từ video, quảng cáo ngoài trời (OOH) cho đến các sự kiện thực tế…, tất cả đều nhằm nâng cao ý thức về “vẻ đẹp thực sự” từ mỗi người phụ nữ. “Real Beauty” của Dove đã nhận được phản hồi tích cực từ công chúng mục tiêu.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữBiển quảng cáo OOH của chiến dịch đặt tại bến tàu điện ngầm

> Xem thêm: Chiến dịch OOH “Turn Your Back” của Dove: Hãy quay lưng với bộ lọc làm đẹp độc hại

2. Sự mâu thuẫn giữa thông điệp và hành động: Rác thải nhựa của Dove

Bằng chính thông điệp ý nghĩa cùng hình ảnh thương hiệu đẹp đẽ ấy,“Real Beauty” của Dove được biết đến thành công với thông điệp ủng hộ và bảo vệ phụ nữ. Thế nhưng sau điều tuyệt vời ấy, Dove đã và đang tiếp tay cho cuộc khủng hoảng về con người và môi trường bằng cách thải ra cộng đồng một lượng lớn rác thải nhựa dùng một lần vô cùng độc hại.

Các sản phẩm làm đẹp của Dove chủ yếu sử dụng nhựa, trong đó phần lớn là loại nhựa dùng một lần, góp phần đáng kể vào tình trạng ô nhiễm môi trường.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữGreenPeace buộc tội Dove gây hại môi trường trên sản phẩm của chính họ 

Trong bối cảnh đó, GreenPeace đã cho ra mắt bộ phim mang tên “Toxic Influence: The Dark Side of Dove”, được thai nghén bởi đạo diễn tài năng Alice Russell. Trong thước phim của mình, GreenPeace đã mời những người mẹ và con gái của họ ngồi lại chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 20 năm ra đời chiến dịch “Real Beauty”.

Họ được xem lại hàng loạt các quảng cáo của Dove và dành rất nhiều lời khen cho thông điệp tuyệt vời mà Dove mang lại. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến những hình ảnh đối mặt với thực tế khắc nghiệt về ô nhiễm nhựa trong đoạn phim, họ dường như phải thay đổi suy nghĩ của mình.

TVC phim tài liệu GreenPeace tái hiện lại mặt tối chiến dịch của Dove

GreenPeace nhấn mạnh rằng rác thải nhựa của Dove gây hại trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của các cộng đồng yếu thế: động vật, sinh vật biển, trẻ em, người cao tuổi, người dân tại những vùng nghèo đói, các quốc gia đang phát triển và phụ nữ – chính những người được Dove tuyên bố ủng hộ và bảo vệ.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữCác sản phẩm của Dove được làm dưới dạng gói nhỏ dùng 1 lần không tái chế

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữRác thải nhựa đang ảnh hưởng trực tiếp đến đến sức khỏe và đời sống của các cộng đồng yếu thế

Sự mâu thuẫn này khiến công chúng đặt câu hỏi về mức độ cam kết của Dove trong việc thực hiện các thông điệp bền vững, đồng thời làm rõ hiện trạng: bao bì nhựa không thể tái chế và tác động nghiêm trọng tới môi trường của ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Theo GreenPeace, việc sản xuất lượng nhựa lớn từ các thương hiệu toàn cầu như Dove không chỉ là vấn đề môi trường mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng yếu thế.

>> Khám phá thêm: Chiến dịch OOH “Apnea Against Pollution” của Legambiente cảnh báo ô nhiễm môi trường

3. Thực trạng ô nhiễm nhựa: Ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ và sức khỏe cộng đồng

GreenPeace chỉ ra rằng lượng nhựa thải ra từ Dove và nhiều thương hiệu khác có thể phân hủy thành vi nhựa, đi vào các chuỗi thức ăn và nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là tại các cộng đồng nghèo phải sống gần bãi rác hoặc các nhà máy xử lý chất thải.

Ngoài ra, hạt vi sinh nhựa và các hóa chất từ nhựa có thể gây hại cho hệ nội tiết và sức khỏe sinh sản, một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến những người phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp tái chế hoặc sống trong khu vực bị ô nhiễm.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữBao bì nhựa từ Dove không thể tiêu hủy, ảnh hưởng tới môi trường

Theo số liệu từ GreenSpace, hàng năm, Dove thải ra 6,4 tỷ túi nhựa, bao bì nhựa nhỏ dùng một lần vào các nước ở khu vực Nam bán cầu. Phân chia theo thời gian là 12.000 túi mỗi phút. Và những túi nhựa nhỏ này gần như không thể thu gom được và thậm chí rất khó tái chế. Rác thải nhựa của Dove đang làm tắc nghẽn các con sông và đại dương. Nếu bị đốt thì chúng sẽ thải các hoá chất độc hại vào không khí cho con người hít thở.

Từ Ấn Độ đến Indonesia, từ Thái Lan đến Philippines, có rất nhiều bé gái và phụ nữ được Dove tuyên bố ủng hộ nhưng lại là người phải đối mặt trực tiếp với tác hại của nguồn rác thải trên.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữRất nhiều bé gái và phụ nữ phải đối mặt trực tiếp với tác hại của nguồn rác thải nhựa từ sản phẩm của Dove

>> Xem thêm: “Megh Santoor Billboard” – Biển quảng cáo tương tác với môi trường lớn nhất thế giới

4. Dove và những cam kết về bền vững: Giải pháp hay chỉ là tuyên bố, chiêu trò Marketing?

Dove từng cam kết thay thế bao bì nhựa bằng các vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường hơn. Công ty mẹ của Dove, Unilever tuyên bố muốn kiến tạo một thế giới không rác thải, tuy nhiên, chỉ có 0,2% bao bì của công ty có thể được tái sử dụng. Các phương án về tái chế vẫn đang được Dove hứa hẹn thực hiện.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữDove đang thực hiện cam kết hay chỉ là hứa hẹn?

Tuy nhiên, tổ chức GreenPeace cho biết rằng những cam kết này vẫn còn quá nhỏ và không đủ mạnh mẽ để tạo ra sự khác biệt đáng kể, đặc biệt là với nhu cầu sử dụng sản phẩm Dove toàn cầu của người dùng.

Nhiều tổ chức bảo vệ môi trường kêu gọi Dove cần có chiến lược dài hạn, có tính minh bạch cao và cam kết mạnh mẽ để giảm thiểu nhựa hiệu quả hơn.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữDove liệu có đang làm đúng vai trò của người bảo vệ vẻ đẹp đích thực?

5. Vai trò của người tiêu dùng và yếu tố quảng cáo OOH

Những biểu ngữ tuyên bố “Real Beauty isn’t this toxic” (Tạm dịch: Vẻ đẹp đích thực không độc hại như vậy) được giăng trước mặt tiền của tòa nhà, yêu cầu Dove từ bỏ sự phụ thuộc vào nhựa trong các sản phẩm.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữ“Real Beauty isn’t this toxic” (Tạm dịch: Vẻ đẹp đích thực không độc hại như vậy)

Chiến dịch của GreenPeace đã thách thức hình ảnh của Dove trong mắt công chúng, đồng thời trao quyền cho những người trẻ đấu tranh chống lại việc “tẩy xanh” của các thương hiệu và kêu gọi hành động đối với các tác hại của Dove để đảm bảo một tương lai lành mạnh hơn cho trẻ em trên toàn thế giới.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữGreenPeace mạnh mẽ tố cáo Dove với biển quảng cáo ngoài trời

Vào năm 2023, GreenPeace cũng thực hiện chiến dịch “Real Harm” (tạm dịch: Vẻ đẹp độc hại) với loạt hoạt động ngoài trời ngay trước trụ sở chính của Unilever tại London. Một trong số đó có hình ảnh chai xà phòng lớn với logo Dove biến thành một con chim chết.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữHình ảnh chai xà phòng lớn với logo Dove biến thành một con chim chết. 

Trong bối cảnh này, quảng cáo OOH trở thành một công cụ truyền thông đắc lực để cả Dove và các tổ chức môi trường như GreenPeace truyền tải thông điệp của mình. Dove có thể sử dụng quảng cáo ngoài trời để quảng bá những cải tiến trong bao bì tái chế và tăng cường nhận diện về các giải pháp bền vững.

Mặt khác, GreenPeace cũng sử dụng các hình thức quảng cáo ngoài trời để tạo áp lực lên các thương hiệu, nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của rác thải nhựa.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữSử dụng OOH để nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của rác thải nhựa

Các quảng cáo OOH tại các khu vực đông dân cư hoặc nơi có lưu lượng người qua lại lớn giúp tăng cường sự chú ý của công chúng về vấn đề rác thải nhựa. Đồng thời, quảng cáo này cũng có thể là một lời kêu gọi hành động đến người tiêu dùng, khuyến khích họ yêu cầu minh bạch từ các thương hiệu và ủng hộ những sản phẩm bền vững.

Kết luận

Chiến dịch “Real Beauty” của Dove đã mang lại nhiều thành công về mặt truyền thông và xã hội, đặc biệt giúp phụ nữ toàn cầu biết cách yêu bản thân, tự tin và sống hạnh phúc hơn. Nhưng tác động thực sự của thương hiệu đối với môi trường vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.

“Real Beauty” hay “Real Harm”: Greenpeace cáo buộc Dove làm “tổn thương” thay vì “tôn vinh” phụ nữ“Real Beauty” hay “Real Harm”

Sự chỉ trích từ GreenPeace làm nổi bật trách nhiệm mà các thương hiệu lớn cần phải có trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhất là với những đối tượng yếu thế. Để duy trì lòng tin và sự ủng hộ từ người tiêu dùng, Dove và các thương hiệu khác cần cam kết mạnh mẽ hơn và thể hiện bằng những hành động cụ thể.

Unique OOH

Viết bình luận

error: