Fake OOH vấp phải nhiều chỉ trích – Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Fake OOH, những chỉ trích xoay quanh loại hình quảng cáo này và cách bộ phim hoạt hình “The Garfield Movie 2024” kết hợp Fake OOH và Real OOH để khéo léo giải quyết bài toán hóc búa về tính chân thực của OOH ảo.

Chắc hẳn bạn đã từng thấy quảng cáo Viral của Maybelline với hình ảnh một đoàn tàu có hàng mi khổng lồ ở đầu đi qua một cây Mascara khổng lồ trên đường tàu điện ngầm New York. Và bạn có thể đã tự hỏi: “Khoan đã, thật hay ảo vậy?”.

Nếu bạn “ngây thơ” đã tin đó là thật thì Unique OOH xin đính chính lại: Đó chính là Fake OOH – OOH “ảo” 100%!

Thành công của Maybelline chỉ là một trong những ví dụ điển hình về Fake OOH. Nhiều thương hiệu khác, từ Jacquemus, L’Oréal đến Samsung, đã chứng minh rằng Fake OOH là một công cụ Marketing vô cùng hiệu quả.

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

“Garfield” khéo léo giải quyết bài toán hóc búa về tính chân thực của OOH ảo một cách thông minh

1. Fake OOH (FOOH) là gì? 

Fake OOH (hay còn gọi là Faux OOH, CGI OOH, FOOH) là quảng cáo ngoài trời ảo được tạo dựng bởi công nghệ như CGI (Computer Generated Imagery). Khác với quảng cáo ngoài trời truyền thống thường xuất hiện dưới dạng quảng cáo vật lý như Billboard, Pano, nhà chờ xe buýt hay màn hình kỹ thuật số, quảng cáo Fake OOH “sống” hoàn toàn trên không gian kỹ thuật số. Hình thức quảng cáo độc đáo này chủ yếu xuất hiện dưới dạng video ngắn trên các nền tảng mạng xã hội.

Fake OOH kết hợp cảnh quay thực tế (thường là các địa điểm và khung cảnh ngoài trời nổi tiếng) với các yếu tố 3D được tạo bằng máy tính, tạo nên trải nghiệm sống động và ấn tượng.

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Chiến dịch Fake OOH của L’Oréal với mái tóc suôn dài bồng bềnh bay phấp phới trên Billboard khổng lồ

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Xu hướng Fake OOH “bùng nổ” từ clip quảng cáo những chiếc túi khổng lồ của Jacquemus. Đây đã trở thành ví dụ kinh điển của Fake OOH, thu hút 48.8 triệu lượt xem

2. Vì sao Fake OOH lại “hot” đến vậy?

2.1. Fake OOH khiến người xem phải dừng “scroll” (lướt) để trầm trồ

Trong thời đại mà sự chú ý của người tiêu dùng trở nên khan hiếm, chỉ cần một khoảnh khắc khiến họ dừng lại và thắc mắc đã là một chiến thắng lớn. Và FOOH đã làm được điều đó.

Một trong những lý do chính khiến FOOH trở nên phổ biến và hiệu quả như vậy là yếu tố bất ngờ và không tưởng. Khi những hình ảnh vượt qua giới hạn tưởng tượng xuất hiện, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và nhớ mãi. Từ những chiếc túi xách khổng lồ của Jacquemus trên đường phố Paris đến cây Mascara chuốt mi cho tàu điện ngầm tại New York của Maybelline, tất cả Fake OOH đều khiến người xem phải trầm trồ và thắc mắc xem đây là thật hay ảo. 

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Fake OOH của Maybelline khiến khán giả phải ngưng lướt điện thoại vì tò mò. Chiến dịch đã thu về 150 triệu lượt xem trong 1 tuần, hơn 8 triệu lượt tương tác, tăng lượt thảo luận về nhãn hàng thêm 298%. Không chỉ dừng lại ở tương tác, người xem đã thực sự dừng “Scroll” để mua hàng, tăng lượt bán sản phẩm tới 118%

>> Khám phá thêm: Quảng cáo Fake OOH ấn tượng của Maybelline – Mascara khổng lồ “chuốt mi” tàu điện, xe bus

2.2. Fake OOH cho phép nhãn hàng thỏa sức sáng tạo 

Fake OOH mang đến sự linh hoạt tối đa cho các nhà sáng tạo. Họ có thể thỏa sức tưởng tượng và biến những ý tưởng táo bạo nhất thành hiện thực. Từ việc đưa sản phẩm lên đỉnh Everest cho đến việc tạo ra một thế giới ảo hoàn toàn mới, mọi điều đều trở nên khả thi. Sự linh hoạt này giúp các chiến dịch quảng cáo trở nên độc đáo và khó quên.

Với Fake OOH, Kiehl’s đã khiến Nữ thần tự do cũng phải “skincare”, quảng bá sản phẩm mặt nạ đất sét

2.3. Fake OOH là một công thức để “Viral” trên các kênh Online 

Không thể không nhắc đến sức mạnh lan tỏa của CGI OOH trên mạng xã hội. Tính ngắn gọn và sự hấp dẫn của quảng cáo FOOH khiến người xem muốn chia sẻ ngay lập tức với bạn bè, tạo ra hiệu ứng lan truyền tự nhiên. Điều này giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và tạo ra những cuộc thảo luận sôi nổi xung quanh sản phẩm. 

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Nhờ sự ngắn gọn và tính hấp dẫn, quảng cáo FOOH dễ dàng trở thành “Viral” trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác

Nhìn chung, Fake OOH đã mở ra một chân trời mới cho ngành quảng cáo. Với khả năng tạo ra những trải nghiệm thị giác độc đáo, linh hoạt và khả năng lan tỏa mạnh mẽ, Fake OOH đang ngày càng khẳng định vị thế là một công cụ Marketing không thể thiếu cho các thương hiệu.

>> Đọc thêm: Loạt quảng cáo CGI Fake OOH “gây sốt” mạng xã hội của các thương hiệu đình đám, Việt Nam cũng góp mặt 

3. Những tranh cãi xoay quanh Fake OOH

3.1. Fake OOH khiến người tiêu dùng cảm thấy hụt hẫng

Khi Fake OOH vừa mới nổi lên, các ông lớn trên thế giới đã nhanh chóng bắt trend và cho ra mắt những video quảng cáo ngoài trời siêu ấn tượng. Sự trỗi dậy của FOOH đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi trong giới Marketing. Mặc dù thu hút sự chú ý ban đầu, quảng cáo Fake OOH lại có thể gây ra phản ứng ngược khi người xem nhận ra sự thật. Cảm giác “bị lừa” có thể khiến họ mất niềm tin vào thương hiệu và sản phẩm. 

Richard Malton, Giám đốc Marketing của Ocean Outdoor, một trong những công ty truyền thông ngoài trời lớn nhất châu Âu, không phải là một “fan” của Fake OOH. Trong một bài đăng trên blog, ông lập luận rằng: “Việc tạo ra những hình ảnh ảo hoành tráng để dễ dàng hút view cũng được, nhưng liệu có công bằng không khi làm điều đó trên không gian quảng cáo của người khác và còn không nói rõ sự thật với khán giả?”

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Quảng cáo Sky High Mascara của Maybelline – một trong những Fake OOH “đời đầu”. Vào thời điểm đó, Fake OOH chưa quá phổ biến, khiến nhiều người lầm tưởng đây là quảng cáo ngoài trời thực sự. Khi phát hiện tất cả chỉ là sản phẩm của CGI, khán giả ban đầu “wow” bao nhiêu thì sau đó lại thất vọng bấy nhiêu

Trái lại, David Title, Giám đốc điều hành Studio sáng tạo và công nghệ Bravo Media tại New York lại đánh giá Fake OOH là một cơ hội thú vị: “Với những chiến dịch Fake OOH, thương hiệu không chỉ tiếp cận người đi đường ở trên phố mà còn tiếp cận được lượng khán giả gấp nhiều lần trên mạng xã hội. Theo tôi, đây là một sân chơi thú vị để khám phá những giới hạn mới và “chơi đùa” giữa thật và ảo”. 

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Fake OOH là một sân chơi thú vị để khám phá những giới hạn mới và “chơi đùa” giữa thật và ảo

3.1. Fake OOH ngày càng trở nên “một màu”

Bên cạnh những luồng tranh cãi về tính chân thực còn chưa nguôi, Fake OOH đã dần mất đi sức hút ban đầu. Sự phổ biến quá nhanh của hình thức này đã khiến nó trở nên quen thuộc đến mức nhàm chán. Ông Rares Stoica, cựu Giám đốc Sáng tạo tại Agency Entroxy đánh giá rằng các quảng cáo Fake OOH đang quá giống nhau, khiến người xem không thể nhớ được quảng cáo nào thuộc về thương hiệu nào.

Thật vậy, nhiều chiến dịch Fake OOH hiện nay rơi vào tình trạng “một màu”, thiếu đi sự đột phá và sáng tạo. Việc lặp đi lặp lại những công thức quen thuộc như “đặt sản phẩm khổng lồ vào không gian công cộng” hay “làm biến dạng các công trình kiến trúc” đã khiến người xem cảm thấy nhàm chán và khó tạo được ấn tượng sâu sắc.

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Fake OOH đang dần trở nên “một màu” với khuôn mẫu “đặt sản phẩm khổng lồ vào không gian công cộng” hay “làm biến dạng các công trình kiến trúc”

4. Học hỏi từ chiến dịch biến Fake OOH thành Real OOH: “Garfield – Crash the Billboard”

Để tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng, các nhà sáng tạo cần tìm kiếm những cách thức mới lạ và độc đáo hơn để khai thác tiềm năng của Fake OOH, đưa hình thức này lên một tầm cao mới. Chiến dịch “Garfield – Crash the Billboard” (Tạm dịch: “Garfield – Đâm sầm vào Billboard”) đã khéo léo giải quyết hai bài toán nan giải của Fake OOH: thiếu tính chân thực và sự nhàm chán.

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

Quảng cáo CGI của hoạt hình “Garfield” với nhân vật chính lơ lửng trên không trung…

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

… và phiên bản OOH ngoài đời thật với chú mèo béo Garfield “crash the bilboard” theo đúng nghĩa đen của tên chiến dịch (đâm sầm vào biển quảng cáo Billboard)

Phim hoạt hình “Garfield” đã tiên phong mang đến một trải nghiệm quảng cáo ngoài trời độc đáo, kết hợp giữa yếu tố “Fake” và “Real” theo cách chưa từng có. Quảng cáo này không chỉ đơn thuần là một Fake OOH bởi hình ảnh chú mèo béo Garfield khổng lồ, được tạo ra bằng công nghệ CGI, lơ lửng trên không trung rồi “đâm sầm” và mắc kẹt vào một Billboard thật tại Mexico. Sự tương tác độc đáo giữa hình ảnh ảo và thế giới thực này đã đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử một chiến dịch Fake OOH được chuyển hóa thành “Real OOH” (OOH ngoài đời thật).

Video quảng cáo Fake OOH kết hợp OOH thật cực ấn tượng của “Garfield” 

Theo Richard Malton, Giám đốc Marketing của Ocean Outdoor, mặc dù yếu tố tương tác trên mạng xã hội là một điểm cộng lớn của Digital OOH, nhưng chúng ta không nên quá tập trung vào điều đó mà bỏ qua những giá trị cốt lõi khác. 

Có thể thấy, chiến dịch quảng bá của “Garfield”  đã thành công trong cả việc tận dụng “cơn sốt” Fake OOH để “Viral” mạnh mẽ trên các nền tảng Online, đồng thời vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của quảng cáo ngoài trời. Đội ngũ Marketing của phim hoạt hình này đã triển khai một chiến dịch “Fake OOH thành Real OOH” đầy tinh tế và chỉn chu, từ việc tạo ra video Fake OOH thú vị bằng CGI đến thực thi OOH ngoài đời thật với hiệu ứng bắt mắt. Đoạn video quảng bá cũng làm nổi bật sự thành công trong việc phối hợp nhịp nhàng giữa OOH thật và Fake OOH, tạo nên một trải nghiệm ấn tượng cho khán giả.

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOHBillboard phiên bản ngoài đời thật của Fake OOH cũng thu hút mọi ánh nhìn với hiệu ứng 3D nổi…

Học cách phim hoạt hình “Garfield” kết hợp giữa Fake OOH và Real OOH

… tạo cảm giác như Mèo béo Garfield đang “xuyên thủng” qua biển quảng cáo

Không chỉ tạo tiếng vang trong ngành quảng cáo, chiến dịch sáng tạo này còn đóng góp lớn vào thành công của bộ phim. Với gần 20 triệu lượt xem, “Garfield” nhanh chóng vươn lên vị trí phim số 1 ngay trong buổi công chiếu.

Tạm kết

Chiến dịch “Garfield – Crash the Billboard” đã tạo nên một bước tiến trong làng quảng cáo OOH nhờ tính sáng tạo đột phá và cách tiếp cận khác biệt. Không chỉ đơn thuần là một quảng cáo ngoài trời, chiến dịch này đã khéo léo kết hợp giữa Fake OOH và OOH thực tế, giải quyết thành công những hạn chế mà Fake OOH thường gặp phải, chẳng hạn như bị rập khuôn hay thiếu sự hiện diện vật lý.

“Garfield – Crash the Billboard” đã mang tới cơn sốt cho làng OOH, phá vỡ ranh giới giữa thực và ảo

Chiến dịch đã truyền cảm hứng cho các nhà sáng tạo khác, khuyến khích họ nghĩ xa hơn những giới hạn của Fake OOH và tìm cách kết hợp nó với các yếu tố thực tế để tối ưu hóa hiệu quả quảng bá. Sự thành công của “Garfield – Crash the Billboard” đã chứng minh rằng, khi được triển khai đúng cách, sự giao thoa giữa kỹ thuật số và truyền thống có thể mang đến những kết quả vượt trội.

Trung Ánh

Viết bình luận

error: