Trong kỷ nguyên số hiện đại, việc tạo dựng mối liên kết mạnh mẽ và bền vững với khách hàng là yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu. Trong bối cảnh đó, Interactive Marketing (Tiếp thị Tương tác) đã nổi lên như một giải pháp không thể thiếu, giúp các thương hiệu xây dựng sự tương tác chặt chẽ hơn với khách hàng của mình.
Vậy thì Interactive Marketing là gì? Các hình thức của Tiếp thị tương tác, Sức mạnh, Lưu ý và Một số chiến dịch Marketing tương tác nổi bật… Tất cả sẽ được Unique OOH chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Tất tần tật về Interactive Marketing – Tiếp thị Tương tác
1. Interactive Marketing (Tiếp thị tương tác là gì?
Interactive Marketing là hình thức tiếp thị mà trong đó thương hiệu và khách hàng có thể tương tác trực tiếp với nhau thông qua nhiều nền tảng khác nhau, từ các công cụ kỹ thuật số đến các hoạt động trải nghiệm trực tiếp. Điều này không chỉ giúp khách hàng trở nên chủ động hơn mà còn cung cấp cho doanh nghiệp thông tin quý giá về hành vi, sở thích và nhu cầu thực sự của họ.
Marketing tương tác đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp khi giúp xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng, từ đó nâng cao nhận thức thương hiệu, thúc đẩy tình yêu và lòng trung thành của khách hàng.
Interactive tạo ra những trải nghiệm tương tác độc đáo cho khách hàng
(Chiến dịch OOH tương tác thú vị “Sprite Shower” trong mùa hè của Sprite)
Thay vì chỉ truyền tải thông điệp một chiều (từ thương hiệu đến khách hàng), tiếp thị tương tác diễn hai chiều, cho phép khách hàng tham gia vào các hoạt động, đóng góp ý kiến, hoặc thậm chí định hình sản phẩm/dịch vụ theo cách của họ.
Tiếp thị tương tác giúp thương hiệu tạo ra trải nghiệm độc đáo cho khách hàng, khiến họ cảm thấy gắn kết và có vai trò trong quá trình sáng tạo và phát triển sản phẩm, từ đó gia tăng sự trung thành và thậm chí là cải thiện chất lượng sản phẩm.
Khách hàng tương tác với thương hiệu trong những chiến dịch đặc biệt
(Finavi “nhuộm tím“ Hà Nội với Roadshow sáng tạo độc lạ cực chất)
>> Khám phá thêm: Interactive OOH – Quảng cáo ngoài trời tương tác với khách hàng
2. Marketing tương tác và các loại hình phổ biến
2.1. Interactive Storytelling – Kể chuyện kích thích tương tác
Thương hiệu sử dụng các câu chuyện thú vị, hấp dẫn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm hoặc thương hiệu để truyền tải thông điệp từ đó thu hút và giữ chân người dùng, khuyến khích họ tham gia vào trải nghiệm.
Ví dụ: Video tương tác cho phép người xem lựa chọn hướng đi cho câu chuyện; trò chơi sử dụng cốt truyện để dẫn dắt người chơi; nội dung trên mạng xã hội khuyến khích người dùng bình luận và chia sẻ.
Thu hút người dùng từ những câu chuyện hấp dẫn nhất thông qua Interactive Storytelling
>> Khám phá thêm: OOH x Storytelling – Nghệ thuật kể chuyện trong quảng cáo ngoài trời
2.2. Layered Information – Thông tin theo từng lớp
Cung cấp thông tin theo từng giai đoạn, cho phép người dùng khám phá nội dung theo tốc độ của họ.
Marketer cần có khả năng truyền tải câu chuyện thương hiệu thông qua nội dung súc tích và dễ hiểu. Ban đầu, chúng ta nên cung cấp thông tin cơ bản nhưng hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng. Sau đó có thể dần dần cung cấp nội dung chi tiết và chuyên sâu hơn theo từng “lớp“ thông tin, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thêm của người dùng nếu họ mong muốn. Cách tiếp cận này khơi gợi sự tò mò và hứng thú, thúc đẩy sự tương tác tự nhiên từ phía người dùng.
Ví dụ: Infographic tương tác cho phép người dùng nhấp vào các phần khác nhau để xem thêm chi tiết; website có tính năng cuộn trang theo chiều dọc để hiển thị nội dung mới; ứng dụng di động có các màn hình thông tin có thể mở rộng.
Một chiến dịch Marketing tương tác cung cấp thông tin và kêu gọi mọi người tham gia hiến máu cứu người
2.3. Personalized Content – Nội dung được cá nhân hóa
Cung cấp nội dung sáng tạo, phù hợp với sở thích, nhu cầu và hành vi cá nhân của từng khách hàng, nhằm mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tối ưu cho họ, khuyến khích tương tác và chia sẻ nhiều hơn khi cảm thấy nội dung đó liên quan trực tiếp đến bản thân.
Để thấu hiểu sở thích và nhu cầu của người dùng, các Marketer thường sử dụng các công cụ “lắng nghe mạng xã hội“ (Social Listening). Nhờ đó, họ có thể thu thập thông tin nhân khẩu học và dữ liệu địa lý của người dùng, từ đó xây dựng nội dung phù hợp và gia tăng sự tương tác với họ.
Ví dụ: Website đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử duyệt web của người dùng; ứng dụng tin tức hiển thị thông tin phù hợp với sở thích của mỗi người; Email Marketing được cá nhân hóa với tên và nội dung phù hợp với người nhận.
2.4. Two-Way Interaction – Sự tương tác hai chiều
Interactive Marketing khuyến khích giao tiếp trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng, tạo ra cuộc trò chuyện hai chiều để gia tăng sự thấu hiểu và kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.
Ví dụ: Trò chuyện trực tiếp trên website hoặc mạng xã hội; khảo sát ý kiến khách hàng; cộng đồng trực tuyến nơi người dùng có thể tương tác với nhau và với thương hiệu.
3. Khả năng và mức độ tương tác của Tiếp thị Tương tác
Khả năng và mức độ tương tác phụ thuộc vào cách thức thương hiệu tạo cơ hội cho khách hàng tham gia và mức độ tham gia của họ vào các hoạt động tiếp thị. Hiện nay Interactive Marketing được chia ra làm các mức độ chính bao gồm:
– Tương tác ở mức thấp (Lightweight): Like, Follow, Click link (Yêu thích, theo dõi, bấm link). Đây là mức độ tương tác thấp nhưng vẫn có giá trị trong việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu.
– Tương tác ở mức trung bình (Medium): Comment, Reply, Endorsements, Enter contest (Bình luận, phản hồi, xác nhận, tham gia cuộc thi). Mức độ này cao hơn vì người tiêu dùng thực sự phải đầu tư thời gian và sáng tạo để tham gia.
– Tương tác ở mức cao (Highly Engaged): Share, Retweet, Review, Recommendation (Chia sẻ, đăng lại, đánh giá, gợi ý)
– Tương tác với vai trò sáng tạo nội dung: Khách hàng không chỉ tham gia mà còn tạo ra nội dung người dùng (User-Generated Content – UGC), chia sẻ câu chuyện cá nhân, đánh giá chi tiết về sản phẩm, hoặc tham gia vào các chiến dịch tương tác mạnh mẽ.
– Chuyển đổi sang trạng thái khác (Transact): Register, Subscribe, Purchase (Đăng ký, Mua hàng)
– Lòng trung thành và lan tỏa: Khách hàng trở thành đại sứ thương hiệu, không chỉ tham gia mà còn giúp lan tỏa thông điệp, giới thiệu sản phẩm cho bạn bè, hoặc tham gia vào các nhóm trung thành, tạo dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu.
ING Direct đem cả “người thật” lên Billboard để làm “biển quảng cáo tương tác” theo đúng nghĩa đen
>> Xem thêm: Đem người thật lên Billboard quảng cáo – Tuyệt chiêu Marketing tương tác sáng tạo đỉnh cao
4. Sức mạnh của Marketing Tương tác đối với hoạt động truyền thông của nhãn hàng
Marketing tương tác đóng vai trò quan trọng và là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp đến gần hơn với cánh cửa chinh phục khách hàng, tiếp thị tương tác có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn như sau:
4.1. Tăng cường sự tham gia và gắn kết của khách hàng
Khi thương hiệu tạo ra các cơ hội cho khách hàng tham gia vào quá trình tiếp thị – từ việc tham gia vào các cuộc thi, khảo sát, tạo nội dung (User-Generated Content), cho đến việc cung cấp phản hồi trực tiếp, họ sẽ cảm thấy được tham gia vào hành trình của thương hiệu.
Ví dụ chiến dịch #ShareACoke của Coca-Cola khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ hình ảnh với chai Coke có tên của mình hoặc của bạn bè đã khiến khách hàng cảm thấy gắn kết mạnh mẽ với thương hiệu.
Chiến dịch Marketing tương tác “Share a Coke” của Coca-Cola đưa mọi người đến gần nhau hơn
4.2. Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Tiếp thị tương tác tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa và tùy chỉnh cho khách hàng, điều này không chỉ giúp thương hiệu nổi bật mà còn khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và hiểu rõ hơn.
Ví dụ như Nike mang đến chiến dịch #NikeID cho phép khách hàng thiết kế sản phẩm riêng của họ, từ đó nâng cao cảm giác độc đáo và cá nhân hóa sản phẩm.
“NikeID” đã mang đến những trải nghiệm cá nhân hóa đầy độc đáo cho người dùng
4.3. Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu
Khách hàng tham gia vào các chiến dịch tương tác có xu hướng cảm thấy gắn bó và trung thành hơn với thương hiệu. Khi góp mặt vào quá trình sáng tạo, chia sẻ ý tưởng, hoặc góp phần định hình sản phẩm, họ sẽ cảm thấy mình có vai trò trong thương hiệu đó.
Lòng trung thành cao hơn đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ quay lại mua sản phẩm, giới thiệu thương hiệu cho người khác, và tham gia vào các chiến dịch tiếp thị trong tương lai.
Ví dụ như Lays với chiến dịch “Do Us a Flavor” đã khuyến khích khách hàng đưa ra ý tưởng về các hương vị mới. Những khách hàng tham gia cảm thấy mình là một phần của quá trình sáng tạo sản phẩm, từ đó dễ dàng xây dựng sự trung thành với thương hiệu.
4.4. Tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Tiếp thị tương tác giúp thương hiệu tạo dựng hình ảnh sáng tạo và khác biệt, nổi bật so với đối thủ. Những chiến lược sáng tạo, mới mẻ sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ấn tượng mạnh mẽ, đồng thời làm cho thương hiệu trở nên gần gũi, dễ tiếp cận và tạo sự khác biệt trong lòng khách hàng.
Ví dụ như sáng tạo ra những thông điệp gọi đích danh tên, tuổi và dữ liệu học của người dùng, điều này không chỉ thu hút sự chú ý mà còn khuyến khích mọi người chia sẻ lên mạng xã hội.
Chiến dịch “The Unignorable Notification” của Duolingo chiếu thông báo khổng lồ nhắc nhở người dùng chăm chỉ học ngoại ngữ
4.5. Thu thập thông tin và dữ liệu giá trị từ khách hàng
Tiếp thị tương tác cho phép thương hiệu thu thập các dữ liệu quý giá từ khách hàng, bao gồm các sở thích, thói quen mua sắm, phản hồi về sản phẩm/dịch vụ, và các thông tin liên quan đến hành vi tiêu dùng. Điều này giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về khách hàng và điều chỉnh chiến lược tiếp thị cho phù hợp, đồng thời cải tiến sản phẩm và tạo ra những chiến dịch hiệu quả hơn
Ví dụ Spotify thu thập dữ liệu từ hành vi của khách hàng (chẳng hạn như lịch sử tìm kiếm, các bài hát đã nghe đã xem) và sử dụng chúng để đưa ra các đề xuất cá nhân hóa cho người tiêu dùng hoặc làm content cho các chiến dịch tiếp thị của mình.
Chiến dịchh “Spotify User Playlists” sử dụng chính dữ liệu người dùng để tạo ra những thông điệp gần gũi
4.6. Tăng trưởng tỷ lệ chuyển đổi
Tiếp thị tương tác có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) và doanh thu thông qua việc khuyến khích khách hàng hành động trực tiếp (mua hàng, đăng ký dịch vụ, tham gia các chương trình ưu đãi). Các chiến dịch tiếp thị tương tác mạnh mẽ không chỉ gia tăng sự nhận diện mà còn kích thích khách hàng thực hiện hành động ngay lập tức.
4.7. Tạo cơ hội phát triển và thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ
Tiếp thị tương tác có thể là một công cụ tuyệt vời để thử nghiệm các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Các chiến dịch khảo sát hoặc thu thập phản hồi từ khách hàng có thể giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về phản ứng của khách hàng đối với các sản phẩm mới, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí bằng cách phát hiện sớm các vấn đề hoặc điểm cần cải thiện trong sản phẩm trước khi phát hành đại trà.
Ví dụ năm 2017, ông lớn nội thất IKEA đã phát triển ứng dụng “IKEA Place“ sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Mục tiêu chính của IKA này là giúp người tiêu dùng hình dung sản phẩm của thương hiệutrong không gian sống của họ trước khi quyết định mua sắm.
“IKEA Place“ đã thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng khi giúp họ tiết kiệm thời gian mua sắm
4.8. Tạo nội dung người dùng (User-Generated Content – UGC)
Tiếp thị tương tác khuyến khích khách hàng tạo ra và chia sẻ nội dung người dùng (UGC), chẳng hạn như ảnh, video, hoặc đánh giá về sản phẩm. Đây là một cách tiếp thị mạnh mẽ vì người tiêu dùng thường tin tưởng vào đánh giá và ý kiến từ những người khác hơn là chỉ từ thương hiệu.
Người dùng thích thú chụp ảnh và đăng tải lên mạng xã hội khi tham gia chiến dịch “Delta Dating Wall” của Delta Airlines kết hợp cùng Tinder
5. Lưu ý khi triển khai chiến dịch Marketing tương tác
5.1. Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Để chiến dịch tiếp thị tương tác thành công, bạn cần phải hiểu rõ đối tượng khách hàng mà mình đang nhắm đến. Điều này giúp bạn xây dựng các chiến lược tương tác phù hợp, thu hút sự tham gia của họ và tạo ra trải nghiệm có giá trị.
Xác định chính xác nhu cầu, sở thích và thói quen của đối tượng khách hàng mục tiêu để có thể thiết kế các hoạt động tương tác sao cho hấp dẫn và có ích với họ.
Ví dụ nếu thương hiệu nhắm đến đối tượng khách hàng là Gen Z, hãy sử dụng nền tảng mạng xã hội phổ biến như TikTok hoặc Instagram với các chiến dịch thử thách hoặc cuộc thi.
Thiết kế nội dung và cách thức tương tác phù hợp với khách hàng mục tiêu
5.2. Xây dựng nội dung hấp dẫn và sáng tạo
Nội dung là yếu tố quan trọng trong chiến dịch tiếp thị tương tác, cần phải hấp dẫn, dễ tiếp cận, và khuyến khích khách hàng tham gia. Một chiến dịch thành công sẽ khuyến khích khách hàng tương tác một cách tự nhiên và đầy hứng thú.
Đảm bảo rằng nội dung có tính tương tác cao, ví dụ như câu hỏi mở, khảo sát, cuộc thi hoặc các thử thách mà khách hàng có thể tham gia.
5.3. Chọn đúng kênh truyền thông và nền tảng
Chọn đúng kênh truyền thông và nền tảng là yếu tố quyết định sự thành công của chiến dịch. Kênh phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và với loại hình tiếp thị tương tác bạn muốn thực hiện.
Đảm bảo chiến dịch được triển khai trên các nền tảng mà khách hàng mục tiêu của bạn đang hoạt động. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn chủ yếu sử dụng Instagram, TikTok, Facebook hoặc YouTube, hãy tập trung triển khai chiến dịch trên những kênh này.
Nếu chiến dịch là về live-stream hoặc video, hãy tập trung vào các nền tảng như YouTube hoặc Facebook Live
5.4. Cung cấp giá trị và lợi ích hấp dẫn
Khách hàng sẽ tham gia vào chiến dịch tương tác nếu họ cảm thấy có lợi ích khi tham gia. Điều này có thể là sự công nhận (thông qua việc chia sẻ trải nghiệm của họ), hoặc các phần thưởng hấp dẫn (giải thưởng, giảm giá, hoặc quà tặng).
Đảm bảo rằng phần thưởng, ưu đãi, hoặc lợi ích từ chiến dịch là hấp dẫn và có giá trị đối với khách hàng. Cũng cần rõ ràng về cách thức tham gia và nhận thưởng.
Ví dụ chiến dịch #MyStarbucksOrder của Starbucks khuyến khích khách hàng chia sẻ cách họ gọi đồ uống, với cơ hội nhận được giảm giá hoặc quà tặng đặc biệt.
Chiến dịch “Have a seat” của KitKat mang đến những phần thưởng hấp dẫn cho mọi người khi ngồi lên Billboard
5.5. Cá nhân hóa trải nghiệm
Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của tiếp thị tương tác là khả năng cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng. Điều này không chỉ giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm mà còn thúc đẩy sự tham gia và gắn kết.
Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để hiểu rõ thói quen và sở thích của khách hàng, từ đó cung cấp các trải nghiệm tương tác được cá nhân hóa (ví dụ: gợi ý sản phẩm, ưu đãi đặc biệt).
5.6. Dễ dàng tham gia tương tác
Quá trình tham gia vào chiến dịch tiếp thị tương tác phải đơn giản và dễ dàng. Nếu quá trình này quá phức tạp, khách hàng có thể bỏ cuộc trước khi hoàn thành.
Hãy chắc chắn rằng khách hàng có thể tham gia chiến dịch mà không gặp phải rào cản lớn, như yêu cầu thông tin quá nhiều, bước đăng ký quá phức tạp, hoặc thời gian tham gia quá dài.
Chiến dịch quảng cáo nhà chờ xe bus tương tác thú vị của Oreo
6. Học hỏi cách các thương hiệu nổi tiếng triển khai Interactive Marketing đỉnh cao
6.1. Spotify thu hút tương tác và chia sẻ của người dùng với “Wrapped”
“Wrapped” là một trong những chiến dịch tiếp thị tương tác nổi bật và thành công nhất của Spotify. Được phát hành vào cuối mỗi năm, chiến dịch cho phép người dùng nhìn lại thói quen nghe nhạc của họ trong suốt cả năm qua (bao gồm các bài hát, nghệ sĩ, thể loại yêu thích và nhiều hơn nữa) và được thiết kế đẹp mắt để thu hút người dùng dễ dàng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội (như Instagram, Facebook, Twitter)…
“Wrapped” là một trong những chiến dịch Tiếp thị tương tác thành công nhất của Spotify
Với “Wrapped”, Spotify đã tạo ra một trải nghiệm cá nhân hóa rất mạnh mẽ, khiến người dùng cảm thấy mình là một phần đặc biệt trong chiến dịch và hào hứng chia sẻ câu chuyện âm nhạc đến mọi người. Sự ủng hộ đó đã khiến chiến dịch trở nên lan tỏa mạnh mẽ, giúp Spotify duy trì tầm ảnh hưởng lớn và nhận diện thương hiệu trong suốt dịp cuối năm.
Được người dùng hưởng ứng từ mạng xã hội…
… cho tới quảng cáo ngoài trời
Không chỉ thu hút về mặt truyền thông, “Wrapped” còn tạo ra chuyển đổi về doanh thu khi khuyến khích người dùng trả phí để có thể truy cập vào Spotify Premium, nơi họ có thể nghe nhạc mà không bị quảng cáo và trải nghiệm các tính năng cao cấp khác.
“Wrapped” giúp Spotify thu về hiệu quả truyền thông ấn tượng
6.2. Lancome ứng dụng công nghệ AR cho phép khách hàng test thử mỹ phẩm trên smartphone
Dịch bệnh Covid-19 đã thúc đẩy sự bùng nổ của xu hướng mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, việc mua sắm online cũng tiềm ẩn những hạn chế, đặc biệt là khách hàng không thể trực tiếp trải nghiệm sản phẩm trước khi mua.
Hiểu được điều này, thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Lancome đã tiên phong ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) vào chiến lược kinh doanh của mình.
Cụ thể, Lancome cung cấp các bộ lọc AR trên nền tảng Instagram, cho phép khách hàng “dùng thử“ sản phẩm ngay trên chính điện thoại của họ.
Lancome đưa công nghệ thực tế tăng cường (AR) trên nền tảng Instagram
Công nghệ AR mô phỏng màu sắc thực tế của sản phẩm, giúp khách hàng dễ dàng hình dung sản phẩm sẽ trông như thế nào khi sử dụng. Nhờ vậy, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng một cách tự tin và tin tưởng hơn.
Đây là một giải pháp sáng tạo giúp Lancome giải quyết vấn đề mua sắm trực tuyến, đồng thời mang đến trải nghiệm mua sắm mới mẻ và thú vị cho khách hàng.
Công nghệ AR giúp khách hàng của Lancome tự tin hơn khi ra quyết định mua hàng
6.3. Cocoon – “Yêu từ lần đầu tiên”
Cocoon là thương hiệu nổi tiếng với những hoạt động tương tác cùng khách hàng, trong chiến dịch “Yêu từ lần đầu tiên” diễn ra vào tháng 3/2022, Cocoon sử dụng Social Media thông qua các Minigame hấp dẫn trên Fanpage Facebook chính với thể lệ chơi dễ dàng, nhắm tới mục đích giới thiệu và review các sản phẩm cho những khách hàng mới và tặng quà tri ân cho những khách hàng đã sử dụng.
Người chơi chỉ cần đăng bài viết chia sẻ công khai về những cảm nhận đầu tiên khi sử dụng sản phẩm kèm theo một tấm hình sản phẩm đó. Sau đó, bình luận và tag tên bạn bè vào bài post Minigame. Phần thưởng là 1 voucher mua hàng cùng với 1 bộ quà tặng các sản phẩm chăm sóc cơ thể của Cocoon.
Chiến dịch “Yêu từ lần đầu tiên” hấp dẫn nhiều người chơi tham gia
Với các trò chơi dễ dàng này, chiến dịch của Cocoon đã nhận được nhiều sự quan tâm và lượt tham gia đông đảo từ mọi người. Từ đó, tăng tương tác cho Fanpage của hãng cũng thu hút những khách hàng mới một cách ấn tượng.
6.4. Dreamies với chiến dịch quảng cáo ngoài trời tương tác “Human Called Cat“
Thương hiệu đồ ăn cho mèo Dreamies đã phát động một chiến dịch mang tên “Human Called Cat“. Theo nghiên cứu của thương hiệu thì có đến 95% những chú mèo không thể cưỡng lại khi gặp đồ ăn của Dreamies, còn 5% số còn lại không phát cuồng vì đồ ăn của Dreamies thì hoàn toàn không phải là mèo, mà là những người được gọi là “mèo”.
Dreamies mang đến một chiến dịch “độc lạ” khi gọi con người là “mèo”
Để kiểm tra giả thuyết này, chiến dịch đã tiến hành thử nghiệm xã hội bằng việc tiếp cận và mời người dân tại nước Anh tham gia buổi trải nghiệm các hoạt động, phỏng vấn cá nhân và đánh giá khả năng. Họ sẽ được phục vụ các món ăn cho mèo, được cù dưới cằm hay nhận những thử thách như leo trèo, bắt chuột…
Người tham gia đến trải nghiệm sẽ được coi như một chú “mèo” thực thụ
Những người tham dự cảm thấy khá bối rối hoặc băn khoăn về sự kỳ lạ chưa từng có của buổi trải nghiệm này. Và các nhà nghiên cứu đã xác nhận được kết quả: 5% số “mèo” không thích đồ ăn vặt dành cho mèo Dreamies chính là con người.
Chiến dịch “Human Called Cat“ mang đến những trải nghiệm độc lạ cho khách hàng
Thể hiện được tính cách vui tươi của thương hiệu Dreamies, chiến dịch này đã cho thấy sự sáng tạo khi nói về mức độ phổ biến của thức ăn dành cho thú cưng bằng cách tập trung vào lý do duy nhất khiến nó không được ưa chuộng. Khi những ý tưởng tiếp thị kỳ lạ và độc đáo đang ngày càng được ưa chuộng, thương hiệu này đã sử dụng thành công sự hài hước của mình để mang lại nụ cười trên khuôn mặt khán giả mà vẫn khéo léo quảng bá sản phẩm cao cấp của mình.
Tạm kết