Ngược dòng lịch sử khám phá biển quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Thời gian gần đây, phim ảnh Việt Nam có xu hướng hoài niệm về những năm tháng cũ xưa, trước đó là phim “Cô Ba Sài Gòn”, gần đây thì có “Tháng năm rực rỡ”, đều thu hút sự chú ý của những người yêu phim ảnh nhờ vào nội dung hấp dẫn, diễn viên trẻ đẹp xuất sắc. Với tôi, lý do tôi yêu thích chính là không khí hoài cổ trong phim, từ màu phim, bối cảnh, trang phục đều khiến người xem có cảm giác sống lại những năm tháng xa xưa. Và cái mà tôi đặc biệt chú ý tới là những tấm biển quảng cáo Sài Gòn xưa, không hòa nhoáng màu mè, rất đơn giản nhưng lại vô cùng ấn tượng.

Nhân dịp này, hãy cùng Unique Integrated Outdoor Advertising hoài niệm lại những mẫu quảng cáo xa xưa ấy nhé.

1. Biển quảng cáo Sài Gòn xưa nhiều chữ nhưng đượm tình

Văn hóa quảng cáo là một phần không thể thiếu trong đời sống của chúng ta dù ở bất kì giai đoạn lịch sử nào, bởi quảng cáo giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh doanh mua bán phát triển, giúp kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng.

Ngày nay khi công nghệ in ấn phát triển mạnh mẽ, quảng cáo với những hình ảnh được thiết kế đồ họa một cách xuất sắc đôi khi lại trở nên bão hòa, không được chú ý nhiều. Điều này trái ngược với phong cách quảng cáo của ngày xưa, nhiều chữ, ít hình ảnh, nhưng vẫn rất đặc biệt và thu hút.

Không đèn led hiện đại hay hình minh họa đẹp đẽ mà vô hồn, thay vào đó là những câu ca dao, tục ngữ hoặc những câu nói rất “đời” để thu hút người tiêu dùng. Người đọc quảng cáo sẽ cảm thấy thoải mái mà thích thú đến từng con chữ,  điều này rất đáng để quảng cáo ngày nay học hỏi.

Quảng cáo của kem đánh răng Hynos

Viết ra được quảng cáo chất như thế này, ngày nay chắc chắn sẽ được phong là “thánh content”. Câu quảng cáo vừa dí dỏm, hài hước, mà lại nói rất đúng với thực tế. Không chỉ đưa thông tin quảng cáo mà người viết còn khéo léo hướng dẫn sử dụng ngày đánh hai lần trong câu “đánh răng sớm chiều, răng vững bền nhiều”.

Hynos còn khéo léo thực hiện thêm nhiều biển quảng cáo ngoài trời tại những nơi có đông người qua lại nên đạt hiệu quả rất cao.

Kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà đen nổi bật trên đường phố Sài Gòn

2. Quảng cáo với những hình ảnh vẽ tay mộc mạc nhưng dễ đi vào lòng người

Trước đây khi in ấn chưa phát triển, đa số quảng cáo được vẽ bằng tay, những hình ảnh đen trắng đơn sơ mộc mạc, nhưng lại gây ấn tượng nhiều bởi tính gần gũi nhưng không kém phần sáng tạo và dí dỏm.

Nước xá xị hiệu Con Cọp rất được ưa chuộng vào những năm trước 1975, mẫu quảng cáo của hãng là những câu văn rất vần điệu và dễ nhớ.

Quảng cáo Sà phòng Con Dê của thương hiệu Tân Phúc Hòa với câu chữ mộc mạc, giản dị.

Poster quảng cáo của xe gắn máy hiệu I am Brella

Thời đó, I am Brella là hãng xe máy thịnh hành nhất của Sài Gòn ở giữa thế kỷ 20. Quảng cáo lấy điểm nhấn vào hình ảnh tình yêu đôi lứa cũng như những lợi ích của chiếc xe. Mình rất thích mẫu quảng cáo này, nội dung quảng cáo rất giản dị, gần gũi, chẳng màu mè hoa lá cành về sản phẩm của họ. 

3. Chú trọng mặt hình ảnh và thẩm mĩ

Ngoai những mẫu quảng cáo đen trắng, còn có những quảng cáo màu rất ấn tượng. Ngoài sáng tạo về câu chữ, có thể thấy người Sài Gòn xưa còn rất chú trọng đến mặt hình ảnh và thẩm mĩ. Màu sắc, kiểu chữ và từng nét vẽ trên mỗi mẫu quảng cáo đều được phối hợp hài hòa và bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn của khách hàng.

Quảng cáo xài phòng Cô Ba bằng tiếng Pháp, hình ảnh quảng cáo đạt đến độ chín muồi về thẩm mỹ, vô cùng tinh tế

4. Hình ảnh vô cùng nổi bật và thông điệp thật ấn tượng

Trên đường phố Sài Gòn có hàng tá những tấm Pano quảng cáo có kích thước lớn với hình ảnh nổi bật và thông điệp vô cùng ấn tượng được họa sĩ vẽ tay một cách cẩn thận, đẹp mắt.

Quảng cáo kết hợp với mành treo của một quán Cà phê, vừa đẹp, vừa tiện

Biển hiệu cửa hàng kem đánh răng Dạ Lan với hình vẽ tuýp kem đánh răng khổng lồ

Pano quảng cáo ốp tường của một Poster phim điện ảnh

Quán băng đĩa nhạc với biển hiện nổi bật

Bạn có nhận ra đây là những tấm biển quảng cáo về thuốc chữa bệnh không?

Biển quảng cáo khổng lồ trên đường của hãng sữa dành cho trẻ con Bông Trắng

Để khám phá về quảng cáo ngoài trời của người Sài Gòn xưa, hãy xem video này để thấy được sự sinh động và không khí hoài niệm.

Nguồn video: Thanh niên Online

5. Đã có sự xuất hiện của hình thức quảng cáo “biết chuyển động”

Quảng cáo trên đầu xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn của sản phầm hòm Tobia.

Dòng chữ “Hòm Tobia danh tiếng nhất” được vẽ ngay trên đầu xe. Phải chăng đây chính là tiền thân của quảng cáo trên phương tiện giao thông (xe buýt, taxi, ô tô hiện nay)?

Thế mới thấy quảng cáo ngày xưa thật đặc biệt biết bao, phong cách vẽ hình, thiết kế phông chữ thời ấy tuy hiện nay người ta không còn sử dụng cho những biển quảng cáo ngoài trời như Pano, Billboard nữa, nhưng khi nhìn thấy ta vô cùng hoài niệm về những năm tháng xa xưa.

Thu Nguyệt

Viết bình luận

error: