“Giải oan” cho OOH: 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời

Những định kiến như “đắt đỏ”, “phức tạp”, “không thể đo lường” và “lỗi thời” là những lầm tưởng phổ biến về quảng cáo ngoài trời (OOH).

Trong bài viết này, hãy cùng Unique OOH điểm qua những lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời và giải oan cho kênh truyền thông quốc dân này nha.

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)“Giải oan” cho OOH: 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời

1. Quảng cáo ngoài trời và những định kiến khó xóa nhòa

Đa phần các Marketer đều quen thuộc với quảng cáo ngoài trời, nhưng không ít người đã bỏ qua nó để tập trung vào các kênh truyền thông Marketing khác. Những lầm tưởng như “đắt đỏ”, “phức tạp”, “không thể đo lường” và “lỗi thời” thường được gắn mác cho OOH. 

Tuy nhiên, những quan niệm trên đã không còn phù hợp với thực tế hiện tại. Ngành quảng cáo ngoài trời, vốn được xem là một trong những hình thức quảng cáo lâu đời nhất, đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể.

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Billboard truyền thống của Coca-Cola năm 1960…

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

… và Billboard kỹ thuật số tích hợp công nghệ thực tế tăng cường (AR) hiện đại của Coca-Cola năm 2023.

Quảng cáo ngoài trời ngày nay đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ, sánh ngang với các kênh quảng cáo kỹ thuật số hiện đại. Từ khâu lên kế hoạch, nhắm mục tiêu (Targeting) đến đo lường hiệu quả, OOH đã trở nên linh hoạt và tối ưu hơn bao giờ hết.

Cả quảng cáo ngoài trời truyền thống và kỹ thuật số (Digital OOH) đều được hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ (Technology OOH), tạo ra một hệ sinh thái quảng cáo đa dạng và hiệu quả. Nhờ đó, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để tiếp cận khách hàng mục tiêu.

2. Giải oan cho OOH khi đánh tan nhưng lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời

Lầm tưởng 1: Quảng cáo ngoài trời (OOH) rất tốn kém

Lầm tưởng về OOH phổ biến nhất là về mặt chi phí quảng cáo. Nhiều người vẫn nghĩ rằng quảng cáo ngoài trời (OOH) chỉ dành cho những chiến dịch ngân sách “khủng” của những công ty lớn. Thực tế, chi phí quảng cáo OOH vô cùng đa dạng, phù hợp với nhiều quy mô ngân sách khác nhau. 

Mặc dù những vị trí quảng cáo đắt giá như các bảng quảng cáo kỹ thuật số cỡ lớn hay những địa điểm biểu tượng có thể khiến chi phí tăng cao, nhưng thực tế, chi phí quảng cáo OOH có thể rất linh hoạt, tùy thuộc vào vị trí, kích thước quảng cáo và thời gian chạy chiến dịch.

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Lựa chọn hình thức OOH phù hợp giúp tối ưu ngân sách quảng cáo cho nhãn hàng

Trái với suy nghĩ của nhiều người, quảng cáo OOH thường hiệu quả về chi phí hơn so với các kênh truyền thông khác, đặc biệt đối với các thương hiệu muốn tiếp cận một lượng lớn khách hàng. Các hình thức quảng cáo như Billboard, Pano, nhà chờ xe buýt, quảng cáo trên phương tiện công cộng… có thể tiếp cận hàng chục nghìn người tiêu dùng mỗi ngày với mức chi phí hợp lý. 

Nhờ công nghệ Programmatic OOH (OOH được lập trình), thương hiệu còn có thể linh hoạt đặt quảng cáo ở nhiều vị trí phù hợp khác nhau, thay vì chỉ tập trung vào một vị trí duy nhất. Điều này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào sản xuất và chi phí mỗi lần hiển thị quảng cáo (CPM).

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Programmatic OOH là công nghệ tân tiến trong ngành quảng cáo ngoài trời, giúp OOH tiếp cận “đúng người, đúng thời điểm”

>> Đọc thêm: Programmatic DOOH (PDOOH) – Quảng cáo ngoài trời có lập trình 

Lầm tưởng 2: OOH chỉ giới hạn ở biển bảng

Khi nhắc đến quảng cáo ngoài trời, hình ảnh đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến thường là những biển quảng cáo tấm lớn như Billboard hay Pano. Trên thực tế, những tấm biển quảng cáo khổng lồ chỉ là một phần nhỏ của thế giới quảng cáo ngoài trời. 

OOH mang đến cho các doanh nghiệp vô vàn lựa chọn để tạo nên những chiến dịch quảng cáo độc đáo và hiệu quả:

Biển quảng cáo tầm cao/tấm lớn: Billboard, Pano, Trivision Billboard…

Biển quảng cáo tầm thấp: Nhà chờ xe buýt, hộp đèn (Lightbox), băng rôn, cờ phướn (Banner), biển chỉ dẫn kết hợp quảng cáo, hàng rào công trình xây dựng (Hoarding Billboard)…

Quảng cáo trên phương tiện giao thông: Xe buýt, taxi, ô tô, xe máy, xe ôm công nghệ, xe tải, tàu hỏa, tàu điện, máy bay, xe khách, ô tô điện du lịch, xe bus 2 tầng, xe đạp, kinh khí cầu…

Quảng cáo ngoài trời theo địa điểm: Rạp chiếu phim, sân tập golf, sân bay, trung tâm thương mại và siêu thị, bệnh viện, chợ truyền thống, bến xe khách, nhà ga, ga tàu, nhà chờ xe bus, tòa nhà, chung cư, cao ốc, phòng tập thể hình, trung tâm Fitness, Yoga, sân bóng đá, trường học, cây xăng, trạm đăng kiểm…

Quảng cáo tại điểm bán hàng (POSM): Đây là loại hình quảng cáo được đặt trực tiếp tại các cửa hàng, siêu thị, gần quầy thu ngân. Mục tiêu của loại hình quảng cáo này là tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng.

Roadshow quảng cáo ngoài trời: Roadshow đi bộ (Human Billboard), Roadshow sử dụng phương tiện giao thông (Roadshow xe khách, Roadshow xe đạp, Roadshow xe buýt 2 tầng, hay đặc biệt hơn là Roadshow xích lô…)

Quảng cảo ngoài trời kỹ thuật số (DOOH): Màn hình LED, LCD, Frame, LED 3D (Billboard 3D DOOH), LED Truck…

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Quảng cáo ngoài trời rất đa dạng hình thức, không chỉ có Billboard như nhiều người nghĩ

Những hình thức quảng cáo này không chỉ giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng một cách trực quan và hiệu quả mà còn tạo ra những trải nghiệm tương tác thú vị, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nhờ sự đa dạng về vị trí và hình thức, OOH giúp các doanh nghiệp linh hoạt điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình để phù hợp với từng đối tượng khách hàng và mục tiêu kinh doanh.

>> Khám phá: OOH là gì? 6 Loại hình quảng cáo ngoài trời hot nhất

Lầm tưởng 3: OOH không có khả năng Targeting (nhắm khách hàng mục tiêu)

Lầm tưởng về OOH tiếp theo là nó thiếu các khả năng nhắm mục tiêu chính xác (Precise Targeting) để tiếp cận đúng đối tượng. Trên thực tế, các Marketer có thể sử dụng OOH kỹ thuật số (DOOH) kết hợp với các kênh quảng cáo khác để tạo ra các chiến dịch đa kênh hiệu quả và có khả năng nhắm mục tiêu chính xác.

Một cách Targeting phổ biến khi triển khai chiến dịch OOH là sử dụng dữ liệu vị trí GPS. Với công nghệ này, các thương hiệu có thể xác định và kích hoạt đối tượng dựa trên vị trí mà người tiêu dùng truy cập. Bằng cách xác định vị trí người dùng, các nhãn hàng có thể đưa ra những thông điệp quảng cáo cá nhân hóa, tăng khả năng tương tác và chuyển đổi.

Ví dụ, hãng Trainline đã triển khai các chiến lược quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số (DOOH) sử dụng dữ liệu GPS, bao gồm việc tích hợp nguồn dữ liệu cá nhân hóa với các ưu đãi và tình trạng chuyến tàu hiện tại tại các ga tàu khác nhau. 

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Trainline đã thành công trong việc kết hợp dữ liệu vị trí với quảng cáo kỹ thuật số ngoài trời (DOOH), tạo ra các trải nghiệm Marketing địa phương hóa.

>> Đọc thêm: Làm sao để Target khách hàng khi triển khai OOH? Học hỏi từ chiến dịch “Krunch! Chill Out and Attack On!” của KFC

Lầm tưởng 4: OOH không thể cá nhân hóa và tương tác với khách hàng

Sự trỗi dậy của quảng cáo được cá nhân hóa đã đặt ra câu hỏi hiệu quả quảng cáo ngoài trời (OOH) trong kỷ nguyên số. Nhiều người cho rằng OOH không thể cạnh tranh với các kênh quảng cáo kỹ thuật số khác về khả năng cá nhân hóa và tương tác hai chiều với khách hàng.

Trên thực tế, những chiến dịch DOOH tương tác (Interactive) và DOOH động (Dynamic) đã chứng minh rằng quảng cáo ngoài trời không chỉ đơn thuần là những hình ảnh tĩnh. 

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

OOH tương tác (Interactive OOH) mang lại trải nghiệm tương tác hai chiều thú vị 

Đặc biệt, loại hình OOH tương tác theo thời gian thực (Real-time Interactive OOH) cho phép các thương hiệu tạo ra những chiến dịch quảng cáo OOH sáng tạo, mang tính cá nhân hóa và tương tác cao. Đây là hình thức OOH tận dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế tăng cường (AR), nhận diện khuôn mặt (Facial Recognition)…

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Quảng cáo ngoài trời tương tác Real-time “siêu cá nhân hóa” (Hyper-personalized). Nhân vật trong mẫu quảng cáo có thể “nói chuyện” trực tiếp với người xem dựa trên biểu cảm, giới tính của họ (“A, đằng ấy đang cười kìa”, “Ngưng cười đi bạn ơi”, “Lại là đằng ấy hả?”).

>> Đọc thêm: Real-time Interactive OOH – Chìa khóa giao tiếp với khách hàng

Lầm tưởng 5: OOH chỉ thúc đẩy nhận thức 

Quảng cáo ngoài trời từ lâu đã được xem là một phương tiện truyền thông để xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu (Brand Awareness) hiệu quả. Mặc dù điều này vẫn đúng cho đến tận ngày nay, OOH đã có những bước phát triển đáng kể và có thể tác động đến toàn bộ hành trình của khách hàng (Customer Journey). 

Từ việc tạo ấn tượng ban đầu, cung cấp thông tin chi tiết, thúc đẩy quyết định mua hàng cho đến việc duy trì mối quan hệ với khách hàng trung thành, OOH đều có thể phát huy tác dụng, đặc biệt là khi được triển khai trong một chiến dịch tích hợp và đa kênh.

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Các yếu tố như kết hợp mã QR với quảng cáo ngoài trời, các yếu tố tương tác giúp OOH phát huy tác dụng xuyên suốt hành trình khách hàng.

>> Đọc thêm: OOH & Customer Journey – Quảng cáo ngoài trời ở đâu trong hành trình khách hàng? 

Lầm tưởng 6: OOH không thể đo lường

Nếu như hiệu quả của chiến dịch trực tuyến thường được đo lường qua các chỉ số tương tác trực tiếp như lượt nhấp (Click), lượt chuyển đổi (Conversion), thì DOOH có thể được đánh giá bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm sức khỏe thương hiệu (Brand Health), lượt ghé thăm cửa hàng (Foot Traffic), lưu lượng truy cập website (Web Traffic), doanh số… 

Đặc biệt, trên thế giới ngày càng có nhiều công ty phát triển công nghệ đo lường thông minh cho các màn hình kỹ thuật số. Mặc dù còn ở giai đoạn đầu, nhưng công nghệ đo lường OOH đang phát triển nhanh chóng. Theo dự báo của The Drum, trong tương lai không xa, OOH sẽ trở thành một trong những kênh truyền thông dễ đo lường nhất.

Xóa tan 6 lầm tưởng về quảng cáo ngoài trời (OOH)

Công nghệ đo lường và thu thập dữ liệu màn hình kỹ thuật số tiên tiến (Nguồn ảnh: DISPL)

Hơn nữa, công nghệ Programmatic OOH đã đơn giản hóa quá trình đo lường này, giúp các nhà tiếp thị có cái nhìn tổng quan và so sánh hiệu quả trên tất cả các địa điểm một cách dễ dàng, thay vì nhận báo cáo từ từng nhà cung cấp OOH khác nhau.

>> Đọc thêm: Đo lường hiệu quả quảng cáo ngoài trời – Cách thức và tiêu chí đánh giá  

Tạm kết

OOH không còn là một hình thức quảng cáo truyền thống, lỗi thời. Ngược lại, OOH đã và đang không ngừng phát triển, trở thành một công cụ marketing mạnh mẽ, linh hoạt và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách trực quan và ấn tượng, OOH chính là lựa chọn hoàn hảo. 

Hãy liên hệ với Unique OOH để được tư vấn triển khai chiến dịch OOH hiệu quả nhất cho thương hiệu của bạn.

UNIQUE OUT-OF-HOME ADVERTISING

“Always Dedicated & Professional”

| Hotline: 0986 268 555

| Email: info@quangcaongoaitroi.com

| Trụ sở chính: Tầng 17, Ladeco Building, 266 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

| Điện thoại: (024) 2323 8888 – (024) 2266 8888

| VP Hồ Chí Minh: Tầng 2, City View Building, 12 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Hồ Chí Minh

| Điện thoại: (028) 2268 9999

| VP Đà Nẵng: 86 Hồ Trung Lượng, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

| Điện thoại: 090 814 8383

| VP Hàn Quốc: 50, Jomaru-ro 285beon-gil, Wonmi-gu, Bucheon-si, Gyeonggi-do, Korea

| Điện thoại: (+82) 010-9491-8628

Trung Ánh

(Bài viết có tham khảo từ Vistar Media, The Drum…)

Viết bình luận

error: