Quảng cáo trên truyền hình từ lâu đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng là kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình. Nhiều thương hiệu sẵn sàng chi trả một ngân sách lớn để xuất hiện trên truyền hình, đặc biệt vào những khung giờ vàng.
Vậy các doanh nghiệp đã biết lựa chọn hình thức quảng cáo truyền hình nào để tiếp cận được với khách hàng dễ dàng nhất chưa? Quảng cáo truyền hình có ưu nhược điểm gì, chi phí ra sao…? Hãy cùng Unique OOH tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
1. Quảng cáo truyền hình là gì?
Quảng cáo trên truyền hình hay quảng cáo trên tivi là một kênh truyền thông giúp các doanh nghiệp truyền tải thông điệp, hình ảnh quảng cáo của mình đến với một số lượng khán giả trên toàn quốc thông qua phương tiện Tivi. Từ đó doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình đồng thời thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.
Quảng cáo trên truyền hình là kênh truyền thông qua phương tiện tivi. Ảnh: Internet
2. Vai trò của quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình có tác động rất lớn đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Khi có nhu cầu mua sắm thì người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ. Trong thời đại nhiều thông tin như hiện nay thì người tiêu dùng sẽ cảm thấy tin tưởng hơn khi các sản phẩm, dịch vụ đó được quảng cáo trên truyền hình. Từ đó hình thức này sẽ kích thích người tiêu dùng phát sinh hành vi mua sắm.
Quảng cáo truyền hình kích thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Ảnh: Internet
Quảng cáo truyền hình không chỉ kích thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng mà còn tác động đến cả mục đích mua sắm. Bởi lẽ quảng cáo có thể làm thay đổi hành vi mua sắm, thói quen mua sắm của khách hàng. Chẳng hạn như một bà nội trợ đang dùng một loại dầu ăn bình thường nhưng thường xuyên xem quảng cáo truyền hình có loại dầu ăn cho “trái tim khỏe” thì nhất định họ sẽ thay đổi sang loại mới này.
3. Đặc điểm của quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo truyền hình có một số các đặc điểm như sau:
– Truyền tải thông điệp trong một thời gian ngắn: quảng cáo trên truyền hình chỉ có vài giây để các doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình. Tuy nhiên kênh quảng cáo này cũng đảm bảo người xem hiểu được thông điệp một cách rõ ràng và nhanh chóng.
– Cách thức cung cấp thông tin: quảng cáo truyền hình cung cấp thông tin quảng cáo vô cùng chân thực, sống động bằng cách kết hợp hình ảnh, âm thanh và các kỹ xảo đặc biệt. Nhờ đó tạo sự chú ý, cuốn hút và kích thích khán giả ghi nhớ thông điệp vào trong tâm trí.
– Đối tượng tiếp nhận quảng cáo truyền hình: ở Việt Nam hầu hết các kênh truyền hình phổ biến đều được miễn phí nên số lượng người xem truyền hình là rất lớn, thuộc mọi độ tuổi, giới tính, tầng lớp, vùng miền.
– Người xem tiếp nhận thông tin quảng cáo truyền hình một cách bị động: người xem không được lựa chọn thời điểm, nội dung hay thời lượng xem quảng cáo. Nếu bạn đang xem một chương trình nào đó mà có quảng cáo chen ngang thì chỉ có thể xem tiếp quảng cáo hoặc chuyển sang kênh khác.
Người xem tiếp nhận thông tin quảng cáo truyền hình một cách bị động. Ảnh: Internet
4. Những ưu nhược điểm của quảng cáo trên tivi
Quảng cáo trên truyền hình được rất nhiều doanh nghiệp ưa chuộng từ trước đến nay bởi nó có rất nhiều những ưu điểm vô cùng vượt trội. Tuy nhiên bên cạnh đó hình thức quảng cáo này cũng có một số nhược điểm mà doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi triển khai.
4.1. Ưu điểm của quảng cáo truyền hình
Quảng cáo truyền hình có khả năng gây sự chú ý cao: các quảng cáo truyền hình thường thu hút người xem bởi nội dung cuốn hút bằng các câu chuyện mang nhiều cảm xúc, ý nghĩa, vui nhộn…
Quảng cáo truyền hình có phạm vi tiếp cận rộng: hầu hết mỗi hộ gia đình đều sẽ có một chiếc tivi vì thế khi phát quảng cáo trên truyền hình có thể phủ sóng rộng rãi trên toàn quốc, tiếp cận được với đông đảo công chúng.
Tần suất xuất hiện quảng cáo trên truyền hình cao: việc lặp đi lặp lại quảng cáo trên tivi giúp doanh nghiệp nhắc nhở và gợi cho người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của mình.
Quảng cáo trên truyền hình giúp doanh nghiệp có cơ hội sáng tạo những quảng cáo ấn tượng nhất: thông qua những TVC quảng cáo, doanh nghiệp có thể sáng tạo nội dung quảng cáo theo cá tính, phong cách riêng của thương hiệu nhờ đó ghi được dấu ấn sâu sắc với người tiêu dùng.
Quảng cáo truyền hình có phạm vi tiếp cận rộng trên toàn quốc. Ảnh: Internet
4.2. Nhược điểm của quảng cáo trên tivi
Chi phí quảng cáo trên tivi khá đắt đỏ hơn so với các hình thức quảng cáo khác. Quá trình sản xuất một TVC quảng cáo rất phức tạp từ việc lên ý tưởng, viết kịch bản, thuê diễn viên, MC, dựng phim… cần phải đầu tư lớn về kinh phí.
Quảng cáo trên tivi rất khó để chỉnh sửa khi doanh nghiệp muốn thay đổi nội dung quảng cáo. Doanh nghiệp sẽ phải cập nhật kịch bản và quay lại toàn bộ TVC quảng cáo, điều này có nghĩa là sẽ tốn thêm một khoản chi phí lớn.
Người xem có thể dễ dàng né tránh quảng cáo trên tivi bằng cách chuyển các kênh khác hoặc đi làm việc khác trong thời gian chiếu quảng cáo. Điều này khiến hiệu quả của quảng cáo truyền hình bị hạn chế.
Quảng cáo trên tivi khó chỉnh sửa nội dung quảng cáo. Ảnh: Internet
5. Các hình thức quảng cáo truyền hình phổ biến
Dưới đây là một số hình thức quảng cáo truyền hình phổ biến mà các doanh nghiệp có thể tham khảo:
5.1. Quảng cáo TVC trên truyền hình
Quảng cáo TVC trên truyền hình là hình thức quảng cáo bằng video có thời lượng từ 15s – 45s để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp. TVC quảng cáo sẽ được nhà đài phát xen kỹ vào các chương trình truyền hình hoặc bộ phim nào đó. TVC quảng cáo thu hút khán giả với hình ảnh kết hợp âm thanh vô cùng sinh động.
Quảng cáo trên truyền hình bằng TVC thu hút người xem hiệu quả. Ảnh: Internet
5.2. Quảng cáo Popup trên truyền hình
Quảng cáo Popup trên truyền hình là hình thức quảng cáo song song phía dưới chương trình, hình thức này khá giống với quảng cáo Banner trên Website. Một trong những ưu điểm nổi bật của quảng cáo Popup trên truyền hình là không làm gián đoạn chương trình đang phát sóng khiến người xem tiếp cận quảng cáo một cách tự nhiên.
Quảng cáo Popup trên truyền hình. Ảnh: Internet
5.3. Quảng cáo truyền hình bằng logo
Quảng cáo truyền hình bằng logo là hình thức quảng cáo mà nhà đài cho phép các doanh nghiệp đặt logo trong trường quay của chương trình hoặc chèn logo vào một góc của màn hình.
Quảng cáo truyền hình bằng logo. Ảnh: Internet
5.4. Quảng cáo truyền hình bằng chạy chữ, panel
Quảng cáo truyền hình bằng chạy chữ, panel là hình thức quảng cáo được phát song song với chương trình ở dưới màn hình. Nội dung quảng cáo, thông tin sản phẩm, thông điệp của doanh nghiệp sẽ dần dần chạy ra.
Quảng cáo truyền hình bằng chạy chữ, panel. Ảnh: Internet
5.5. Tài trợ chương trình truyền hình
Tài trợ chương trình truyền hình là một trong những hình thức quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Với hình thức này, quảng cáo của doanh nghiệp được giới thiệu là nhà tài trợ của chương trình. Khán giả có thể bắt gặp hình thức quảng cáo này nhiều nhất trong các chương trình gameshow nổi tiếng trên truyền hình.
Quảng cáo truyền hình bằng cách tài trợ chương trình. Ảnh: Internet
5.6. Quảng cáo truyền hình tự giới thiệu doanh nghiệp, tư vấn tiêu dùng
Quảng cáo truyền hình tự giới thiệu doanh nghiệp, tư vấn tiêu dùng có thời lượng phát sóng dài hơn. Nhờ đó doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khán giả.
Quảng cáo truyền hình tự giới thiệu doanh nghiệp, tư vấn tiêu dùng. Ảnh: Internet
6. Các kênh truyền hình được nhiều doanh nghiệp booking quảng cáo
Các doanh nghiệp khi triển khai quảng cáo truyền hình đều mong muốn thu hút được lượng lớn khán giả. Những kênh truyền hình đang được nhiều khán giả quan tâm và theo dõi nhiều nhất như VTV3, VTV9 (Đài truyền hình Việt Nam), THVL1 (Truyền hình Vĩnh Long 1), HTV7 (Đài truyền hình TPHCM)…
Các nhà đài này có nhiều chương trình hấp dẫn đạt được tỷ lệ người xem lớn nhất hiện nay. Khi booking quảng cáo trên các kênh này thì doanh nghiệp tiếp cận được số lượng người xem đông đảo, giúp thương hiệu phủ sóng nhanh chóng trên toàn quốc.
Các kênh truyền hình có lượng người xem lớn giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều người. Ảnh: Internet
7. Những quy định và luật của quảng cáo trên tivi cần lưu ý
Tại Điều 22 Luật quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình như sau:
– Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
Phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
– Thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình trả tiền không vượt quá 5% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ kênh, chương trình chuyên quảng cáo.
– Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:
+ Chương trình thời sự;
+ Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
– Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút.
– Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.
– Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình.
Doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy định và luật khi quảng cáo trên tivi
Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.
– Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
+ Ý kiến của cơ quan chủ quản;
+ Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
– Trong trường hợp cơ quan báo chí có nhu cầu thay đổi nội dung giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép;
+ Bản sao có chứng thực giấy phép đang có hiệu lực.
– Trình tự, thủ tục cấp giấy phép được thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí;
Trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
+ Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét, cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung cho cơ quan báo chí;
Trường hợp không cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo hoặc cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung;
Cơ quan cấp giấy phép phải gửi bản sao giấy phép đã cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi cơ quan báo chí đặt trụ sở chính để phối hợp trong công tác quản lý.
Cần phải xin phép trước khi quảng cáo trên truyền hình. Ảnh: Internet
7. Chi phí quảng cáo trên truyền hình
Chi phí quảng cáo trên truyền hình có mức giá khá đắt đỏ hơn so với các hình thức quảng cáo khác. Đặc biệt vào khung giờ vàng, chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng theo mỗi giây quảng cáo.
Tùy thuộc vào mức độ phủ sóng của kênh truyền hình mà giá quảng cáo trên truyền hình cũng có sự khác biệt. Các kênh có độ phủ sóng cao ở phạm vi toàn quốc, số lượng khán giả lớn thì chắc chắn sẽ có mức giá cao hơn các kênh địa phương.
Quảng cáo trên truyền hình có chi phí khá cao. Ảnh: Internet
Quảng cáo truyền hình xuất hiện dù chỉ 10 giây nhưng chi phí cũng có thể lên đến tiền triệu, tần suất xuất hiện càng nhiều thì chi phí cũng sẽ nhân lên. Tại các chương trình đặc biệt, giá quảng cáo trên truyền hình có thể lên đến 300 – 700 triệu cho vài lần xuất hiện.
Kết luận
Với những ưu điểm vô cùng nổi bật, quảng cáo trên truyền hình vẫn giữ vững được vị thế của mình trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu triển khai quảng cáo truyền hình thì cần cân nhắc ngân sách cho hợp lý. Hy vọng những thông tin Unique OOH chia sẻ trên đây sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức quảng cáo truyền hình phù hợp.
Unique Out Of Home Advertising
Trụ sở chính: Tầng 2, Tháp C, Tòa nhà D2 Giảng Võ, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: (024) 2323 8888 – (024) 2266 8888
VP Hồ Chí Minh: Tầng 2, Tòa nhà City View, Số 12 Mạc Đĩnh Chi, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh
Tel: (028) 2268 9999
Hotline: 0986 268 555
Email: info@quangcaongoaitroi.com